Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Trại họp bạn "Nam Thập và những Người bạn" 2010

Hi LHTN Vit Nam TP H Chí Minh
Tng Đoàn Sao Bc Đu






SAO BC ĐU BC TAO ĐÀN
Chòm sao Nam Thp
Email:    namthapsbd@gmail.com
Blog:      www.sbd.vn

TP. H Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2010.

NHNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ
TRẠI HỌP BẠN CHÀO NĂM MỚI 2011

Trại họp bạn Chào năm mới 2011 là một hoạt động thường niên thuộc chương trình sinh hoạt năm của Chòm sao Nam Thập.
Trại là dịp để các thành viên thắt chặt tình đoàn kết, hiểu biết và cảm thông lẫn nhau; cũng là cơ hội để mở rộng giao lưu, làm quen và kết giao những người bạn mới.

1.    Tên trại: Trại họp bạn “CHÀO NĂM MỚI”
2.    Chủ đề Trại: “Nam Thập và những người bạn”
3.    Thời gian: từ 06h00 ngày 31/12/2010 đến 18h00 ngày 01/01/2011
4.    Địa điểm: ấp Thuận An, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
5.    Đối tượng: các thành viên chòm sao Nam Thập và bạn bè Sao Bắc Đẩu.
6.    Khẩu hiệu và Trại ca:
* Khẩu hiệu trại: 
Sao Bắc Đẩu – anh em một nhà.
Khó khăn nào – ta cũng vượt qua.
Cùng bên nhau – vững tin tình bạn.
Vì trong tim – tình thương bao la…
Là la… là la…là la la… lá la…
* Trại ca: “Nối vòng tay lớn”- nhạc và lời Trịnh Công Sơn.
7.    Nội quy trại:
Đoàn kết kỷ luật.
Hòa nhã, yêu thương.
Bảo vệ môi trường.
Hiệu lệnh khẩn trương.
Thi đua hăng hái.
Gặp khó không ngại.
Chuyện nhỏ không chê.
Cả đi lẫn về.
Đều luôn tích cực.
8.    Hiệu lệnh quy ước:
Tập hợp toàn trại: AAA
Tập hợp BQT: DDD
Chú ý : một hồi tù và.
Tiến nhanh: I I I
Tạm dừng: MMM
9.    Chương trình hoạt động:
Ngày thứ Nhất (31/12/2010):
·      5h30: Tập trung, điểm danh (tại công viên Bắc Tao Đàn)
·      6h00: Xuất phát.
·      9h00: Thủ tục nhập trại.
·      10h00: Ổn định tổ chức, trang trí lều trại.
·      11h00: Thi nấu cơm.
·      11h45: Ăn trưa.
·      13h30: Trò chơi vận động.
·      16h30: Ăn chiều.
·      19h00: Trò chơi đêm
·      21h00: Ăn khuya.
·      23h00: Lửa trại Giao Thừa.
·      01h30: Toàn trại nghỉ đêm.
Ngày thứ Hai (01/01/2011):
·      06h00: Báo thức, vệ sinh cá nhân.
·      06h30: Thể dục đồng diễn.
·      07h00: Ăn sáng
·      7h30: Hạ lều, vệ sinh đất trại.
·      8h30: Lên xe di chuyển đến Núi Bà Đen.
·      9h30: Thám du núi Bà Đen (lên bằng cáp treo, xuống bằng đường bộ)
·      11h00: Tập trung, lên xe di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh
·      11h30: Tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
·      12h00: Dùng cơm chay buổi trưa.
·      13h30: Sinh hoạt tập thể (giao lưu cùng Thanh niên địa phương)
·      15h00: Tạm biệt Tây Ninh, lên xe về TP.HCM
·      18h00: Chia tay, giã bạn tại CV Tao Đàn.
10.  Ban Quản Trại gồm có:
·      Anh Nguyễn An Hóa (Thủ lĩnh Chòm sao Nam Thập): phụ trách chung, chịu trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức Trại, công tác tiền trạm, lo các giấy tờ thủ tục cần thiết, liên hệ các cơ quan chức năng tạo điều kiện đảm bảo chương trình diễn ra đúng tiến độ và nội dung, điều hành chương trình trại.
·      Chị Dư Thị Hồng Thuý (Thủ lĩnh Chòm sao Thiên Hậu): phụ trách công tác hậu cần, đảm bảo đời sống trại, chuẩn bị và đặt thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ trại sinh và sơ cấp cứu, hỗ trợ chuẩn bị vật dụng sinh hoạt trại.
·      Chị Quang Thục Hảo (nguyên TV BCN SBĐ Bắc Tao Đàn): phụ trách hoạt động văn hóa – văn nghệ, tham gia tổ chức sinh hoạt tập thể, trò chơi Lớn, trò chơi vận động, Lửa trại, chấm thi Văn nghệ.
·      Anh Lê Phan Long (TV nhóm Cống Hiến chòm sao Nam Thập): phụ trách công tác tiền trạm, lên kế hoạch tổ chức các trò chơi, thủ tục nhập trại, phụ trách quản lửa, đảm bảo vật dụng tổ chức hoạt động trại.
·      Chị Nguyễn Kim Hương (TV nhóm Cống Hiến chòm sao Nam Thập): phụ trách công tác tiền trạm, chuẩn bị vật dụng cần thiết đảm bảo hoạt động trại, tham gia tổ chức các trò chơi, hỗ trợ công tác hậu cần.
11. Hành trang trại sinh cần có: đồng phục Sao Bắc Đẩu, hành trang Sao Bắc Đẩu (dây dù, áo mưa, còi morse, cờ Semaphore, la bàn), trang phục ngày thường (2 bộ), dụng cụ vệ sinh cá nhân (kem đánh răng, bàn chải đánh răng, khăn, dầu gội, xà bông tắm…), y tế cá nhân (thuốc dị ứng, thuốc chữa bệnh, băng vệ sinh, thuốc chống muỗi…), võng dù hoặc túi ngủ, sổ tay, bút, giày, dép tông, chén/tô + muỗng + đũa, chai đựng nước. Trại sinh có thể đem theo điện thoại di động, máy ảnh, máy nghe nhạc nhưng không được sử dụng trong giờ hoạt động; không đem theo tiền mặt quá nhiều, tư trang, trang sức quý giá.
12. Trại phí: 250.000 đồng/trại sinh
·     Riêng phụ huynh đi cùng thì liên lạc trực tiếp với anh Hóa.
·     Trại phí đã đóng sẽ không được hoàn lại với bất kỳ lý do nào.
13. Thời gian đăng ký: đến sáng ngày 26/12/2010; họp trại sinh lúc 14h00 ngày 26/12/2010.

Mọi thắc mắc và việc đăng ký liên hệ trực tiếp với anh An Hóa – Trại trưởng tại chòm sao Nam Thập hoặc qua số điện thoại 0934-199-316.

* Trại sinh có thể tải Phiếu đăng ký tại đây về và in ra, nộp lại cho BQT.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Chòm sao Nam Thập




Chòm sao Nam Thập Tự (hay Nam Tào, Chữ Thập Phương Nam, Nam Thập, tiếng Latinh: Crux, ngược lại với Bắc Thập hay Thiên Nga) gồm 4 ngôi sao khá sáng xếp thành hình chữ thập. Chòm sao Nam Thập ở vào khoảng giữa chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus) và Thương Dăng (Musca), là những ngôi sao sáng và rõ, cho nên chòm Nam Thập rất dễ nhận diện. Tuy là nhỏ nhất trong số 88 chòm sao hiện đại, tuy nhiên nó lại là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất. Bao quanh ba phía của nó là chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus) và ở phía nam của nó là chòm sao (Thương Dăng (Musca-tức Con Ruồi). Nó là chòm sao sáng nhất trên bầu trời, với độ sáng tổng thể là 29,218. Vì vị trí của Việt Nam nằm ở Bắc Bán Cầu nên người ta chỉ có thể thấy chòm sao Nam Thập vào chập tối trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

Các đặc điểm nổi bật
Do thiếu vắng một ngôi sao Nam Cực có độ sáng đáng kể trên bầu trời phía nam (sao Sigma Octantis gần cực Nam nhất, nhưng nó quá mờ để có thể trở thành có ích cho con người định hướng), hai trong số các ngôi sao của chòm Nam Thập (Alpha và Gamma, hay AcruxGacrux) nói chung được sử dụng để định hướng cực nam địa lý. Kéo dài đường thẳng được tạo ra từ hai ngôi sao này khoảng 4,5 lần khoảng cách giữa chúng sẽ tới điểm sát với Nam cực của bầu trời.
Ngoài ra, nếu dựng một đường vuông góc nằm giữa đoạn thẳng tạo ra bởi Alpha CentauriBeta Centauri, thì điểm giao nhau của đường nói trên và đường này sẽ là điểm đánh dấu Nam cực của bầu trời. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vị trí của chòm sao này không phải là đối diện với chòm sao Đại Hùng qua tâm Trái Đất. Trên thực tế, ở vùng nhiệt đới cả hai chòm sao Nam Thập (thấp ở phía nam) và Đại Hùng (thấp ở phía bắc) có thể cùng xuất hiện trên bầu trời từ tháng Tư cho đến tháng Sáu. Vị trí của chòm sao này chính xác là đối diện với vị trí của chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) trên bầu trời, và vì thế chúng không thể cùng xuất hiện trên bầu trời trong cùng một thời gian. Đối với các khu vực nằm về phía nam của 34° vĩ nam thì Nam Thập luôn luôn ở trên bầu trời suốt cả đêm.
Trong chiêm tinh học của người Hindu cổ đại, cái được nói đến như là 'trishanku' chính là chòm sao 'Nam Thập' hiện đại.

Các thiên thể nổi bật


Tinh vân Bao Than (Coalsack) là tinh vân tối nổi bật nhất trên bầu trời, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường như là một vết đốm lớn sẫm màu ở phần phía nam của dải Ngân Hà.

Các thiên thể khác trong phạm vi chòm sao Nam Thập là Quần sao mở NGC 4755, được biết đến nhièu hơn qua tên gọi Quần sao Hộp Châu Báu (Jewel Box) hay Kappa Crucis, được Nicolas Louis de Lacaille phát hiện vào khoảng những năm 1751-1752. Nó nằm ở khoảng cách chừng 7.500 năm ánh sáng và chứa khoảng 100 ngôi sao trên một khu vực khoảng 20 năm ánh sáng.

Lịch sử
Chòm sao Nam Thập trên một số lá cờ.
Do tuế sai của điểm phân, các ngôi sao tạo thành chòm sao Nam Thập đã được nhìn thấy từ khu vực Địa Trung Hải trong thời Cổ đại, vì thế các ngôi sao này cũng đã được các nhà thiên văn người Hy Lạp biết đến. Tuy nhiên, chúng đã không được coi như là một chòm sao riêng biệt, mà được coi là một phần của chòm sao Bán Nhân Mã.
Sự phát hiện ra Nam Thập như là một chòm sao riêng rẽ nói chung được coi là của nhà thiên văn người Pháp Augustin Royer năm 1679. Tuy vậy, nó đã được biết đến với hình dạng như vậy từ trước đó rất lâu.
Năm ngôi sao sáng nhất của Nam Thập (α, β, γ, δε Crucis) xuất hiện trên các lá cờ của Úc, Brasil, New Zealand (bỏ đi sao epsilon), Papua New GuineaSamoa, cũng như trên cờ của các bang và vùng lãnh thổ của Úc như Victoria, Lãnh địa thủ đô Úc, Northern Territory và cờ của Khu vực Magallanes, Chile và trên một số cờ và biểu trưng của các tỉnh thuộc Argentina. Lá cờ của khu vực thương mại Mercosur có bốn ngôi sao sáng nhất (bỏ đi sao epsilon). Nam Thập cũng xuất hiện trên quốc huy Brasil. Phiên bản cách điệu hóa của Nam Thập xuất hiện trên cờ Eureka. Chòm sao này cũng được sử dụng trên phù hiệu nền lam thẫm của Sư đoàn America thuộc quân đội Mỹ, cũng như trên phù hiệu hình thoi màu tím nhạt của sư đoàn Hải quân đánh bộ số 1, Hoa Kỳ.
Hình ảnh trên đá của chòm sao này cũng đã được tìm thấy trong khu vực khảo cổ Macchu Picchu, Peru.


Nguồn tư liệu: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Thập_Tự