Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Ước mơ và Nghị lực



Tuổi thơ tôi gắn liền với đòn roi, với mùi chua cay của rượu và mùi hôi của khói thuốc. Tất cả đều xuất phát từ bố tôi. Ông không có công ăn việc làm ổn định, suốt ngày chỉ rượu chè rồi chửi mắng vợ con. Mọi gánh nặng gia đình vì thế đều dồn hết lên đôi vai gầy của mẹ.

Tôi vẫn còn nhớ như in tối hôm đó, ba mẹ con tôi đã chạy thật nhanh ra khỏi nhà để thoát khỏi bố, thoát khỏi sự tủi cực đau đớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần mà bao năm qua mẹ con tôi đã phải chịu đựng. Năm ấy tôi mười tuổi, bố mẹ tôi chia tay…

Tôi và chị gái được gửi về quê ngoại, còn mẹ vẫn tiếp tục ở lại Hà Nội đi làm, cuối tuần tranh thủ về thăm chúng tôi. Có những đêm ốm sốt, tôi thèm lắm một bàn tay của mẹ, chỉ cần một cái sờ trán thôi là tôi cũng thấy đủ lắm rồi.

Mẹ hy sinh vì chúng tôi nhiều lắm, có hôm tận hai giờ sáng mẹ mới về tới Ninh Bình. Xe khách chiều hôm trước mẹ chỉ đủ tiền về tới Phủ Lý. Mẹ định bụng sẽ đạp xe tiếp từ đó về nhà, nhưng ông trời đã không thương mẹ. Xe đạp bị tuột xích giữa đường, mẹ vừa dắt xe vừa khóc…

Hè năm đó mẹ định để chúng tôi nhập học ở quê, nhưng chỉ trước hôm khai giảng đúng một ngày, mẹ đã quyết định đưa chúng tôi quay trở lại Hà Nội mặc dù vẫn chưa biết sẽ ở đâu. Đó cũng là bước ngoặt thay đổi cuộc đời tôi.

Cơ quan mẹ cho mượn tạm một căn phòng nhỏ ở khu nhà kho cỏ mọc um tùm để ở. Với người khác thì nó thấp kém nhưng đối với chúng tôi đó là cả một thiên đường. Hai chị em tôi cố gắng học thật giỏi để mẹ vui. Có những đêm chúng tôi cùng nhìn lên bầu trời, ngắm nhìn những ông sao bé nhỏ mà thầm ước rằng sau này sẽ kiếm được nhiều tiền để đỡ đần mẹ.

Tôi thi đỗ cấp 3 vào khối chuyên Toán - Tin ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Bạn bè cùng lớp với tôi toàn là những nhân tài, họ xuất thân từ những ngôi trường nổi tiếng trên toàn miền Bắc, có lẽ chỉ mỗi mình tôi đi lên từ một ngôi trường làng ngoại thành Hà Nội.

Nửa năm đầu lớp 10 tôi đã bị choáng vì cảm giác không theo kịp các bạn. Họ dường như là những người biết tuốt. Bài nào thầy ra họ cũng làm một cách nhanh chóng, còn tôi cứ mãi loay hoay tìm lời giải. Phải mất một thời gian rất lâu tôi mới bắt kịp nhịp học của các bạn, và chứng tỏ được khả năng của mình.

Năm lớp 11, 12, có nhiều bạn trong lớp tôi đã tìm được những suất học bổng toàn phần ở nhiều nước trên thế giới để sau khi tốt nghiệp họ có thể đi học đại học ngay. Tôi thấy thật thán phục họ. Tôi thấy tự ti và kém cỏi. Học chuyên Tin nhưng thậm chí đến tạo một cái email như thế nào tôi cũng không biết thì làm sao biết tìm học bổng. Tất cả tài sản mà tôi có là một chiếc máy tính 486 cũ mà mẹ tôi mang từ cơ quan về, cũng chẳng có điều kiện mà tiếp xúc với Internet.

Nhìn các bạn tôi thấy thèm được như họ, và tôi ước mơ được đi du học... Nhưng ước mơ đó có quá xa vời khi từng bữa cơm hàng ngày mẹ vẫn phải chắt chiu tiết kiệm. Tôi chỉ biết, tôi đã theo đuổi giấc mơ ấy trong suốt năm năm tiếp theo của tuổi trẻ.

Tôi bắt đầu nhận ra mình cần phải học tốt tiếng Anh. Nhưng mà lấy tiền đâu ra để học? Tôi lao vào làm đủ thứ nghề, từ bơm xe đạp, bán quán nước vỉa hè hay theo chân bác tôi đi làm đồ kim khí. Nhưng tất cả vẫn không thể đủ để tôi có thể đăng ký một khóa học tiếng Anh tốt. Năm nào số tiền tôi kiếm được cũng chỉ đủ học Streamline hoặc Headway buổi tối.

Quán nước vỉa hè đã cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, giúp tôi trưởng thành hơn. Ảnh minh họa: Tiến Dũng.

Tuy chưa đạt được mục tiêu, nhưng tôi thấy mình trưởng thành hơn, tự lập hơn, và quan trọng hơn là thời gian đi làm tôi đã có dịp được tiếp xúc với những con người thú vị. Đó là bác Khôi lùn xe ôm đầu ngõ một mình nuôi hai con học đại học, là cô hàng đại lý cho tôi nợ tiền khi tôi chưa đổi được tiền lẻ cho khách, là anh chàng tôi không nhớ rõ tên tối nào cũng ngồi uống nước quán tôi chỉ để chờ đón vợ đi làm về. Tôi thấy cuộc đời ngoài kia vẫn còn nhiều điều hạnh phúc lắm.

Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi và mẹ cùng đi dự một buổi hội thảo du học mà các anh chị Việt Nam từ Mỹ về chia sẻ kinh nghiệm và nói chuyện. Buổi hội thảo ngày hôm đó thực sự đã tạo ra một động lực rất lớn đối với tôi, càng làm tôi quyết tâm theo đuổi con đường du học. Thấy tôi mê quá, ngay ngày hôm sau mẹ cọc cạch xe đạp chở tôi lên một trung tâm trên phố để đăng ký học tiếng Anh. Vừa vào tới nơi, nhìn thấy tiền học phí một khóa ít nhất 100$ thì ngay lập tức tôi bảo mẹ quay về với lý do: "Con không thích học tiếng Anh nữa".

Sau đó tôi thi đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội, không lâu sau, tôi nhận được một suất học bổng toàn phần sang Thượng Hải học. Lúc này tôi đã nghĩ rất đơn giản rằng sang đó mình sẽ có cơ hội được học thêm tiếng Anh. Tuy nhiên, sang tới nơi chúng tôi đã phải học đuổi một khóa tiếng Trung trong vòng 3 tháng để đủ điều kiện về ngôn ngữ. Vì có ít thời gian nên dù được nhận vào học nhưng năm đầu tôi học khá vất vả vì có nhiều từ vựng không biết. Tôi còn nhớ có những hôm thi mà đến đọc đề thi tôi cũng không hiểu hết, phải phán đoán khá nhiều.

Sang năm hai, tôi học hành vào guồng hơn. Lúc này tôi bắt đầu quay trở lại với giấc mơ du học ngày xưa của mình. Để củng cố lại vốn tiếng Anh ít ỏi, tôi bắt đầu đăng ký những lớp cơ bản nhất ở trường, mỗi kỳ học một level từ thấp lên cao. Tôi cứ duy trì như vậy và điểm tiếng Anh cũng theo thời gian cao dần lên. Lúc này tôi nghĩ đến việc phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS thì mới có cơ hội đi học tiếp Master ở các nước nói tiếng Anh khác. Tôi bắt đầu tìm cách để có thể đăng ký lớp học IELTS ở Thượng Hải, nhưng vấn đề mấu chốt, đeo đuổi tôi vẫn là tiền không có.

Học bổng chỉ đủ sống, tôi cũng không muốn đặt gánh nặng này lên vai mẹ. Lúc này ở Thượng Hải có một chương trình học bổng của chính phủ dành cho sinh viên quốc tế, nếu được học bổng này thì việc học và thi IELTS của tôi không thành vấn đề. Tôi hăm hở rồi nộp hồ sơ, nhưng sau bao ngày chờ đợi, tôi trượt. Thất vọng, chán chường nhưng tôi không dễ dàng bỏ cuộc như thế. Tôi bắt tay làm lại từ đầu, chăm học hơn, ít chơi hơn, mục tiêu trước mắt là đạt được học bổng kia, để bước tiếp trên con đường chinh phục giấc mơ của mình.

Đúng một năm sau, tôi thành công. Tôi dùng toàn bộ số tiền có được để ôn luyện và đăng ký thi IELTS. Trong vòng 5 tháng liền tôi hầu như không có một ngày nghỉ. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian hợp lý nhất để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian quan tâm tới gia đình và người yêu. Ngày nhận kết quả, tôi đã vỡ òa trong niềm vui sướng khi biết mình đã đạt IELTS 7.0. Chặng đường thứ nhất coi như đã kết thúc, tôi lại bước tiếp những bước cuối cùng trên hành trình chinh phục giấc mơ của mình: nộp hồ sơ xin học bổng Master.

Có những lúc tôi hết sạch tiền vì đã dùng tất cả cho những bộ hồ sơ. Tôi và cậu bạn cùng nhà đã có những bữa cơm chỉ có hai củ cà rốt để ăn, rồi rất nhiều lần phải muối mặt đi vay mọi người. Mỗi lần gọi điện về nhà tôi đều giấu mẹ vì tôi không muốn tóc mẹ phải bạc thêm.

Cuộc đời đã không phụ những cố gắng không mệt mỏi của tôi. Cuối cùng tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình khi liên tiếp nhận được ba suất học bổng toàn phần tại châu Âu. Giờ tôi đang ngồi ở Amsterdam, thủ đô của xứ sở hoa Tulip xinh đẹp để viết những dòng tâm sự này.

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân để các bạn có thêm niềm tin và ý chí tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình. Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ thành công, vì cuộc sống sẽ không bao giờ phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu.


Vũ Thanh Tùng


Bài viết được trích từ cuộc thi "Ước mơ của tôi" do báo điện tử vnexpress tổ chức.
Đây là một câu chuyện có thật và anh đã không khỏi rơi nước mắt khi đọc bài viết này, đó là những giọt nước mắt cảm thông, khâm phục và cả một chút...hổ thẹn khi nhìn lại những ước mơ mà mình đã để vuột mất chỉ bởi vì không đủ nghị lực để đi tới cùng.
Mong rằng các em Nam Thập khi đọc bài này sẽ thắp lên được cho mình ngọn lửa của niềm tin và sự dũng cảm vượt lên chính mình!

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Những hình ảnh đầu tiên về Trại rèn luyện "Bước Tiến Mới - lần 2"

Hinh BQT chup
https://picasaweb.google.com/118008890558424805114/HinhBQTChup?feat=directlink

Vì máy ảnh của BQT bị hết pin nửa chừng nên không ghi nhận được hết hình ảnh cuộc trại, BQT mong chờ các thành viên gửi ảnh đã chụp của mình về bổ sung cho tư liệu hình ảnh của chúng ta.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Kế hoạch Trại rèn luyện "Bước Tiến Mới - lần 2" năm 2011


KẾ HOẠCH
TRẠI RÈN LUYỆN “BƯỚC TIẾN MỚI – LẦN 2”

I./ MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:
Ø   Rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể và giáo dục nhân cách cho lớp trẻ không gì bằng hình thức cắm trại dã ngoại. Trong môi trường tập thể mang tính thi đua và kỷ luật cao, các em có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, tinh thần đồng đội, và ý thức tự giác gánh vác trách nhiệm. Thông qua những hoạt động thực tiễn tại trại, các em được trui rèn những kỹ năng cần thiết để tự tin và hoà nhập tốt với mọi người.
Ø   Cuộc trại nhằm mục đích tập huấn và kiểm tra những kỹ năng sinh hoạt dã ngoại chuẩn bị cho kỳ Trại nâng bậc Hè 2011 của Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu; huấn luyện những kỹ năng sống, kỹ năng Xã Hội lồng trong các trò chơi, hoạt động thi đua một cách sinh động; làm mới không khí sinh hoạt tại chòm sao và tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên như những anh em một nhà.
Ø   Yêu cầu: cuộc trại diễn ra an toàn, tiết kiệm, vui tươi và mang tính giáo dục cao.
II./ NỘI DUNG:
1.    Tên trại: Trại rèn luyện “BƯỚC TIẾN MỚI – LẦN 2”
2.    Thời gian: từ 11h00 ngày 01/05/2011 đến 19h30 ngày 02/05/2011
3.    Địa điểm: Rừng Quốc Gia Bình Châu – huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa.
4.    Đối tượng: các thành viên chòm sao Nam Thập và bạn bè Sao Bắc Đẩu.
5.    Khẩu hiệu và Trại ca:
* Khẩu hiệu trại: Sao Bắc Đẩu – anh em một nhà.
Khó khăn nào – ta cũng vượt qua.
Cùng bên nhau – vững tin tình bạn.
Vì trong tim – tình thương bao la…
Lá la… là la…là la … lá la…hey!
* Trại ca: “Sao Bắc Đẩu yêu thương”- nhạc và lời Huỳnh Toàn.
6.    Nội quy trại:
Đoàn kết kỷ luật.
Hòa nhã, yêu thương.
Bảo vệ môi trường.
Hiệu lệnh khẩn trương.
Thi đua hăng hái.
Gặp khó không ngại.
Chuyện nhỏ không chê.
Cả đi lẫn về.
Đều luôn tích cực.
7.    Hiệu lệnh quy ước:
Tập hợp toàn trại: AAA
Tập hợp BQT: DDD
Chú ý : một hồi tù và.
Tiến nhanh: I I I
Tạm dừng: MMM
8.    Chương trình hoạt động:
Ngày thứ Nhất (01/05/2011):
·      11h00: Hội quân tại công viên Bắc Tao Đàn
·      11h30: Xuất phát.
·      12h00: Ăn trưa tại Thủ Đức.
·      14h30: Thủ tục nhập trại.
·      15h00: Ổn định tổ chức, sắp xếp nội vụ.
·      15h30: Tập huấn Quản trò – Trò chơi vòng tròn và Trò chơi nhóm.
·      16h30: Tập huấn bộ môn nút dây _ thắt Hoa Hướng Dương.
·      17h30: Ăn chiều, sinh hoạt Đội, vệ sinh cá nhân.
·      18h30: Tập huấn các nội dung tổ chức Lửa trại (củi, chuột lửa, phân công quản trò – quản lửa – quản ca)
·      19h00: Thi thử môn kiến thức tổng hợp (theo chương trình HD1)
·      20h00: Tập huấn bộ môn phương hướng “Các chòm sao chìa khoá của bầu trời”_ thực hành ngắm sao và sử dụng đĩa sao quay.
·      21h00: Lửa trại, thi đua Đội.
·      22h30: Thi nấu chè – Tập huấn đào bếp và sử dụng lửa.
·      23h00: Sinh hoạt nội bộ các Đội _ ăn khuya.
·      23h30: Nghỉ đêm _ Trực BQT.
Ngày thứ Hai (02/05/2011):
·      06h00: Báo thức, vệ sinh cá nhân.
·      06h30: Thể dục đồng diễn.
·      07h00: Ăn sáng
·      08h00: Tập huấn bộ môn Phương Hướng (mặt trời, la bàn), Ước Đạc (chiều cao, khoảng cách)
·      09h00: Tham quan Rừng Quốc Gia Bình Châu _ thực hành Thám Du.
·      11h00: Dùng cơm trưa, nghỉ trưa.
·      13h00:  Tập huấn bộ môn Sơ cấp cứu _ thực hành.
·      14h00: Tập huấn bộ môn Mật thư và kiểm tra Telegraph (Morse, Semaphore.)
·      15h00: Tổng kết Trại.
·      16h00: Tạm biệt Rừng, lên xe về TP.HCM
·      19h00: Chia tay, giã bạn tại CV Tao Đàn.

III./CÔNG TÁC TỔ CHỨC:
1./ Thành lập Ban Quản Trại gồm có:
·      Anh Nguyễn An Hóa (Thủ lĩnh Chòm sao Nam Thập): phụ trách chung, chịu trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức Trại, công tác tiền trạm, lo các giấy tờ thủ tục cần thiết, liên hệ các cơ quan chức năng tạo điều kiện đảm bảo chương trình diễn ra đúng tiến độ và nội dung, điều hành chương trình trại.
·      Chị Dư Thị Hồng Thuý (Thủ lĩnh Chòm sao Ngư Phu): phụ trách công tác hậu cần, đảm bảo đời sống trại, chuẩn bị và đặt thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ trại sinh, hỗ trợ chuẩn bị vật dụng sinh hoạt trại.
·      Anh Phạm Thành Trung (Thủ lĩnh Chòm sao Hiệp Sỹ): phụ trách công tác huấn luyện, chăm sóc sức khoẻ trại sinh và Sơ cứu, tham gia tổ chức các hoạt động trại, hỗ trợ quản trò Lửa trại.
·      Anh Phan Duy Trãi (Thủ lĩnh Chòm sao Bò Cạp): phụ trách công tác kỷ luật _ thi đua, theo dõi hoạt động các Đội, hỗ trợ công tác tổ chức sinh hoạt Trại, công tác kiểm tra kỹ năng.
·      Anh Tăng Minh Triều (Phó thủ lĩnh Chòm sao Bò Cạp): phụ trách hoạt động, lên kế hoạch tổ chức các trò chơi, thủ tục nhập trại, phụ trách quản lửa, đảm bảo vật dụng tổ chức hoạt động trại.
2./ Thành lập Ban Huấn Luyện gồm có:
·      Anh Nguyễn An Hóa : bộ môn Phương hướng và Mật thư.
·      Chị Dư Thị Hồng Thuý: bộ môn nút dây và đề thi trắc nghiệm kiến thức.
·      Anh Phạm Thành Trung : bộ môn Ước đạc, Phương hướng và Sơ cấp cứu.
·      Anh Tăng Minh Triều : bộ môn Quản trò, Telegraph.
·      Anh Phan Duy Trãi : hỗ trợ công tác huấn luyện, chấm thi và tổng hợp kết quả kiểm tra.
3./ Đề xuất BĐH Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu và BCN SBĐ Bắc Tao Đàn hỗ trợ các công văn giới thiệu để làm việc với các cơ quan chức năng địa phương, cho mượn những vật dụng cần thiết để đảm bảo hoạt động trại (theo bản đề xuất).
4./ Tiến độ thời gian:
·      12/03/2011: Thành lập BQT, BHL, lập kế hoạch Trại.
·      20/03/2011: thông qua kế hoạch trại, phổ biến đến các thành viên BTC và khách mời.
·      25/03/2011: họp BQT thông qua chương trình chi tiết, nội vụ.
·      03/04/2011: thông báo rộng rãi trong toàn CLB, nhận đăng ký tham gia trại.
·      09/04/2011: Tiền Trạm chính thức.
·      16/04/2011: họp BHL thông qua Giáo án huấn luyện.
·      17/04/2011: chốt danh sách trại sinh, tiến hành công tác tổ chức.
·      24/04/2011: họp trại sinh, phát hành tài liệu tập huấn, biên chế các Đội.
·      01-02/05/2011: tiến hành chương trình trại theo kế hoạch.
·      07/05/2011: họp tổng kết, rút kinh nghiệm.

IV./DỰ TRÙ KINH PHÍ:
1.    Thuê xe (30 - 45 chỗ) : 6.000.000đ.
2.    Tiền ăn (3 bữa chính, 3 bữa phụ): 200.000đ/em x 50em = 10.000.000đ.
3.    Phí vệ sinh, đất trại: 50.000đ/em x 50em = 2.500.000đ.
4.    Phí tham quan: 20.000đ/em x 50 em = 1.000.000đ.
5.    Logo lưu niệm: 30.000đ/cái x 50cái = 1.500.000đ.
6.    Công tác tổ chức:
·      Vật dụng trò chơi, huấn cụ: 500.000đ.
·      Tài liệu tập huấn : 500.000đ.
·      Phông trang trí: 500.000đ.
·      Quà thưởng:
·      Cá nhân: 50.000đ x 5 = 250.000đ.
·      Tập thể : 200.000đ x 5 = 1.000.000đ.

TỔNG CỘNG: 23.750.000 đồng.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Trại rèn luyện “Bước Tiến Mới _ lần 2” 2011 của Chòm sao Nam Thập – Sao Bắc Đẩu Bắc Tao Đàn.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Văn hóa Giao Thông

LTS: giao thông là việc ai cũng phải làm hằng ngày, thế nhưng Văn hóa Giao thông thì không phải ai cũng biết. bởi vậy mới có nhiều chuyện "cười ra nước mắt" trên đường phố, nhân đây xin giới thiệu một bài viết của cựu tv Nam Thập trên facebook về những điều bạn ấy cảm nhận trên đường đi học.

người đi đường dạo này làm sao hết cả ấy nhi???
văn hóa đi đường lại càng khiếp đảm hơn...
tập một, có một lần đi bộ trên khúc quẹo nhỏ hẹp của đường NTMK cắt HBT, cố gắng đi trên vỉa hè thế mà hai ông đi Dylan (có vẻ giàu ;;) ) phóng xe lên lề đường để lách qua giữa cái cột điện, cái thùng sửa điện, MÌNH, và một ngôi nhà. tất cả như dàn hàng ngang chắn đường ông ta, thế là ông ta dừng xe trước mặt mình và ... bấm còi!!!(trong khi mọi người vẫn xếp hàng chờ đèn đỏ đầy đường ra đấy!). Người bạn đằng sau mình kéo mình xích ra, và gần như ngay lập tức phóng xe qua chỗ mình vừa đứng và văng tục. Mình tức giận, bức xúc nói to :" Rõ ràng lề đường là để đi bộ chứ đâu phải dành cho xe đi đâu mà bấm còi nỗi gì?!" . Chẳng hiểu câu vừa rồi của mình là sai luật giao thông lào ông ta "quê" hay tạiđúng luật "rừng" là [cá bé hiếp cá lớn] quá , mà hắn ta quay ngay lại, quành nửa xe lại và còn hất hàm hỏi lớn: "ĐM, mày muốn gì?", trông như một ông chủ lớn ra oai (hay người ta dùng câu quen thuộc hơn là [trưởng giả học làm sang] =)) ). Chắc tính oánh một đứa con gái liễu yếu đào tơ, đầm xòe mà đeo balô như mình (ac ac O_o! ). May mà bạn mình kéo mình lại và nói giùm mình(hay là giùm ổng) một câu xin lỗi :" dạ, thôi, bỏ qua đi ạ. em nó còn nhỏ..." . vì thế mình mới bỏ qua cho hắn, và lão ấy bỏ đi. dĩ nhiên người đàn ông ngồi sau lưng lão chứng kiến và tỏ ra vẻ ủng hộ lão. Thật ra họ có bận , có vội lắm không, khi còn có thời gian sẵn sàng quay lại tham chiến một cách hùng hổ như Mĩ thay chân Pháp năm '53 tại VN thế nhỉ?  haizzzzzzzz...bối rối thật!!!

tập hai, vừa xảy ra chiều nay, do mình thi xong, chờ mãi chẳng thấy ai tới đón, mình quyết dấn thân vào một cuộc hành xác bằng cách đi bộ từ trường THCS LTV về nhà ở gần Lottemart (công nhận máu lên thì xung thật x_x!). trên đường từ  Q1 về Q7 thì ai cũng biết là phải ngang qua Q nào rùi đấy (mình không nói ra, vì mình mong rằng thành phần bất hảo dưới đây không phải là tiêu biểu cho cả quận, khi tại quận này, mình đã bị móc mất cái ví tiền màu trắng thân yêu trong lúc ngồi sau xe ba). mình đang đi bộ, hôm nay vui lắm, vừa đi vừa nghe nhạc, và một lũ choi choi chừng cấp 2, đạp xe đi ngang qua, ném nước đá vào gần cổ mình. Mình giật mình phủi đi, trong tiếng cười đầy thỏa mãn của lũ choi choi y như chúng vừa đạt được niềm ước ao của cả đời chúng vậy. Mình định quay lại, hét tặng chúng một câu "đúng là lũ mất dạy", nhưng biết đâu, thực ra chúng được dạy (một cách trực tiếp hay gián tiếp) phải làm như vậy chứ. thế đành thôi, chúng đạp xa rồi.

tập ba, chắc chắn ai bị rơi vào cảnh này và là nạn nhân cũng đều bực mình, nhưng có lẽ đôi khi chính ta lại là người gây ra nỗi bực mình này cho người khác mà ko biết đấy! có lần khác đi ngang chỗ gẫn New World và hai cái công viên to đoành, mọi người đang chờ đèn đỏ (lại chờ đèn đỏ) thì một chiếc ô tô con (chắc là chủ xe tự lái) cứ bấm một hồi còi dài, rồi giữ tay luôn. Mục đích cốt là để đuổi mọi người tránh ra cho ông ta có chỗ đi . Ai cũng phải... ngoái nhìn, một phần nữa cũng vì xe mới coóng. Thế nhưng chắc tại xe mới, chứng tỏ ông này mới đổi từ xe máy lên xe hơi, mà quên học văn hóa lái xe hay sao ấy, cứ bấm còi như hồi còn đi xe máy vậy. Bình thường đèn đỏ mà nghe còi xe máy inh ỏi đã bực mình, thế mà đây lại là còi ô tô mới coóng. Chẳng nhẽ lại phải gõ kính xe ông ta mà bảo rằng "chỉ có thể lách 1,2 cái xe máy cho một xe máy khác đi qua,chứ không thể lách gần 20 chiếc xe máy cho một cái Toyota rẽ phải được" ah? thật ... xhỉ còn biết bó ... toàn thân!!!

hồi kết, suốt cả quãng đường đi, chỉ có một ông già duy nhất (gặp ông cũng tại cái quận kể trên) là dễ thương khi mình đứng cạnh ông giữa con lươn phân cách đường (vì chưa kịp qua thì đoàn người đã ào ào phóng xe như điên, giành giật lấy từng centimét), ông già đã nói một câu thật nhỏ nhẹ :" chờ đèn đỏ lâu quá ha con! " . Cũng phải thôi, lâu thật, vì đèn đỏ khúc đường ấy đã lên đến >80s (khiếp!).

trang FaceBook của Nguyễn Thị Hoàng Yến.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Lý thuyết Truyền Tin

TRUYỀN TIN

Từ khi con người bước ra khỏi thế giới động vật trên đôi chân đứng thẳng, ngôn ngữ đã là một vũ khí sinh tồn của loài người. Với tiếng nói của mình, con người có những mối giao tiếp cộng đồng vượt xa loài vượn. Bằng ngôn ngữ của mình, tri thức được thành hình và truyền lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này đến nơi kia. Nếu không có ngôn ngữ, loài người có lẽ vẫn còn đang loay hoay ở thời kỳ đồ đá.
Với tầm quan trọng như thế của tiếng nói trong lịch sử phát triển của con người, một vấn đề đã được đặt ra: “Làm thế nào để có thể nói được với nhiều người hơn, đưa những thông điệp đi xa hơn?” Đó là bài toán của truyền tin và lịch sử phát triển của các cộng đồng người cũng gắn liền với những tiến bộ trong kỹ thuật truyền tin.
Cùng với sự ra đời của chữ viết, việc truyền tin không còn đơn thuần là tải đi những thông tin rời rạc, mà bây giờ nó bao hàm cả việc ghi chép và lưu hành những văn bản, giấy tờ, sách vở… Con người càng mở rộng không gian sống của mình, thông tin càng nhiều hơn đòi hỏi việc truyền tin phải ngày một nhanh hơn, thuận tiện hơn và an toàn hơn. Phát triển từ thô sơ cho đến hiện đại, từ những lá thư dán tem cho đến những địa chỉ email đã phổ biến khắp hành tinh. Mỗi bước tiến của lịch sử loài người luôn đi cùng một công nghệ mới của thông tin liên lạc.
Với những hoạt động của thanh niên, truyền tin là một bộ môn kỹ năng sinh hoạt tập thể quan trọng. Nó giúp cho tập thể giữ được sự gắn bó trong suốt quá trình hoạt động, giúp cho mỗi người phát triển những khả năng tư duy, sự nhanh nhạy, tháo vát trong đời sống. Nó làm cho những buổi sinh hoạt trở nên sinh động hơn, làm nền cho nhiều trò chơi, hoạt động thú vị. Nghiên cứu kỹ thuật truyền tin cũng là một cách để thêm hiểu biết về các nền văn hoá, lịch sử phát triển của cộng đồng.

TELEGRAPH

Trong sinh hoạt tập thể, 2 loại hình truyền tin mà chúng ta thường sử dụng nhất là Semaphore và Morse. Đây cũng chính là 2 hệ thống Telegraph (điện báo) phổ biến nhất trong lịch sử truyền tin. Hai hệ thống này đã được sử dụng trong một thời gian dài và đem lại những đóng góp to lớn trong sự phát triển của lịch sử cận đại.
Việc rèn luyện kỹ năng truyền tin bằng Semaphore và Morse ngày nay không còn ý nghĩa thực tế nhưng sẽ giúp cho các bạn trẻ phát triển kỹ năng tư duy bằng hình ảnh và tín hiệu. Mặt khác, đây vẫn là những phương tiện truyền tin hữu hiệu trong các điều kiện đơn sơ và thủ công khi đi sinh hoạt dã ngoại; đó là chưa kể đến nét đẹp và sự lãng mạn của 2 hệ thống này.

********************
QUY ƯỚC ĐIỆN BÁO
(Quốc ngữ điện tín dành cho Việt Nam)

1)    Quy ước “dấu mũ”:   
AA              =                           OO            =   Ô            
EE               =   Ê                        DD            =   Đ            
AW             =   Ă                        OW           =   Ơ
UW             =   Ư                        UOW        =   ƯƠ


2)    Quy ước “dấu thanh”:  
Dấu sắc       (á)      =       S      
Dấu huyền  (à)      =       F
Dấu hỏi       (ả)      =       R
Dấu ngã       (ã)      =      X
Dấu nặng     (ạ)      =       J

*Lưu ý:  các dấu thanh luôn luôn được viết vào liền cuối chữ

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Chương trình Du Xuân Tân Mão 2011

Tình hình là hiện nay anh không thể lên FaceBook được vì FPT chặn kiểu gì kinh quá.
Vì thế, mọi liên lạc giữa BHL với các bạn sẽ được thực hiện trên trang blog này, trang riêng của chòm chúng ta, không bị kiểm duyệt và mọi thứ rắc rối khác.
Các em bấm vào nút "đăng ký theo dõi" để khi blog có bài mới sẽ nhận dc thông báo ngay, và cũng để anh biết có bao nhiu em lên coi trang của chòm.
Bây giờ là thông báo chính: chương trình du Xuân Tân Mão 2011 của Nam Thập sẽ gồm có:
* Ngày 29 Tết (tức 01/02/2011): đi chơi Đường hoa Nguyễn Huệ
- Tập trung lúc 8h00 tại khu vực trước quán cà phê gần nhà kho của SBĐ (trên đường Trương Định, giữa bãi xe và khu bày cảnh chụp hình)
- Nội dung: đi chơi, chụp ảnh, ăn trưa rùi về.
- Trang phục tùy ý.
* Ngày mùng 5 Tết (tức 07/02/2011): đi chúc Tết nhà một số thành viên tiêu biểu của chòm
- Tập trung lúc 8h00 tại khu vực trước quán cà phê gần nhà kho của SBĐ (trên đường Trương Định, giữa bãi xe và khu bày cảnh chụp hình)
- Đi cả ngày, gồm có chúc tết nhà bạn Trí, Minh Ý
- Trang phục đẹp.
Mọi người xem và chú ý sẵp xếp lịch chơi Tết cho phù hợp và cố gắng tham gia đông đủ nhé!

Chú ý: ngày đi chúc Tết của chòm được dời từ Mùng 4 Tết sang Mùng 5 Tết để thuận tiện cho việc gặp gỡ gia đình các bạn Trí và M.Ý 

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Trại họp bạn "Nam Thập và những Người bạn" 2010

Hi LHTN Vit Nam TP H Chí Minh
Tng Đoàn Sao Bc Đu






SAO BC ĐU BC TAO ĐÀN
Chòm sao Nam Thp
Email:    namthapsbd@gmail.com
Blog:      www.sbd.vn

TP. H Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2010.

NHNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ
TRẠI HỌP BẠN CHÀO NĂM MỚI 2011

Trại họp bạn Chào năm mới 2011 là một hoạt động thường niên thuộc chương trình sinh hoạt năm của Chòm sao Nam Thập.
Trại là dịp để các thành viên thắt chặt tình đoàn kết, hiểu biết và cảm thông lẫn nhau; cũng là cơ hội để mở rộng giao lưu, làm quen và kết giao những người bạn mới.

1.    Tên trại: Trại họp bạn “CHÀO NĂM MỚI”
2.    Chủ đề Trại: “Nam Thập và những người bạn”
3.    Thời gian: từ 06h00 ngày 31/12/2010 đến 18h00 ngày 01/01/2011
4.    Địa điểm: ấp Thuận An, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
5.    Đối tượng: các thành viên chòm sao Nam Thập và bạn bè Sao Bắc Đẩu.
6.    Khẩu hiệu và Trại ca:
* Khẩu hiệu trại: 
Sao Bắc Đẩu – anh em một nhà.
Khó khăn nào – ta cũng vượt qua.
Cùng bên nhau – vững tin tình bạn.
Vì trong tim – tình thương bao la…
Là la… là la…là la la… lá la…
* Trại ca: “Nối vòng tay lớn”- nhạc và lời Trịnh Công Sơn.
7.    Nội quy trại:
Đoàn kết kỷ luật.
Hòa nhã, yêu thương.
Bảo vệ môi trường.
Hiệu lệnh khẩn trương.
Thi đua hăng hái.
Gặp khó không ngại.
Chuyện nhỏ không chê.
Cả đi lẫn về.
Đều luôn tích cực.
8.    Hiệu lệnh quy ước:
Tập hợp toàn trại: AAA
Tập hợp BQT: DDD
Chú ý : một hồi tù và.
Tiến nhanh: I I I
Tạm dừng: MMM
9.    Chương trình hoạt động:
Ngày thứ Nhất (31/12/2010):
·      5h30: Tập trung, điểm danh (tại công viên Bắc Tao Đàn)
·      6h00: Xuất phát.
·      9h00: Thủ tục nhập trại.
·      10h00: Ổn định tổ chức, trang trí lều trại.
·      11h00: Thi nấu cơm.
·      11h45: Ăn trưa.
·      13h30: Trò chơi vận động.
·      16h30: Ăn chiều.
·      19h00: Trò chơi đêm
·      21h00: Ăn khuya.
·      23h00: Lửa trại Giao Thừa.
·      01h30: Toàn trại nghỉ đêm.
Ngày thứ Hai (01/01/2011):
·      06h00: Báo thức, vệ sinh cá nhân.
·      06h30: Thể dục đồng diễn.
·      07h00: Ăn sáng
·      7h30: Hạ lều, vệ sinh đất trại.
·      8h30: Lên xe di chuyển đến Núi Bà Đen.
·      9h30: Thám du núi Bà Đen (lên bằng cáp treo, xuống bằng đường bộ)
·      11h00: Tập trung, lên xe di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh
·      11h30: Tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
·      12h00: Dùng cơm chay buổi trưa.
·      13h30: Sinh hoạt tập thể (giao lưu cùng Thanh niên địa phương)
·      15h00: Tạm biệt Tây Ninh, lên xe về TP.HCM
·      18h00: Chia tay, giã bạn tại CV Tao Đàn.
10.  Ban Quản Trại gồm có:
·      Anh Nguyễn An Hóa (Thủ lĩnh Chòm sao Nam Thập): phụ trách chung, chịu trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức Trại, công tác tiền trạm, lo các giấy tờ thủ tục cần thiết, liên hệ các cơ quan chức năng tạo điều kiện đảm bảo chương trình diễn ra đúng tiến độ và nội dung, điều hành chương trình trại.
·      Chị Dư Thị Hồng Thuý (Thủ lĩnh Chòm sao Thiên Hậu): phụ trách công tác hậu cần, đảm bảo đời sống trại, chuẩn bị và đặt thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ trại sinh và sơ cấp cứu, hỗ trợ chuẩn bị vật dụng sinh hoạt trại.
·      Chị Quang Thục Hảo (nguyên TV BCN SBĐ Bắc Tao Đàn): phụ trách hoạt động văn hóa – văn nghệ, tham gia tổ chức sinh hoạt tập thể, trò chơi Lớn, trò chơi vận động, Lửa trại, chấm thi Văn nghệ.
·      Anh Lê Phan Long (TV nhóm Cống Hiến chòm sao Nam Thập): phụ trách công tác tiền trạm, lên kế hoạch tổ chức các trò chơi, thủ tục nhập trại, phụ trách quản lửa, đảm bảo vật dụng tổ chức hoạt động trại.
·      Chị Nguyễn Kim Hương (TV nhóm Cống Hiến chòm sao Nam Thập): phụ trách công tác tiền trạm, chuẩn bị vật dụng cần thiết đảm bảo hoạt động trại, tham gia tổ chức các trò chơi, hỗ trợ công tác hậu cần.
11. Hành trang trại sinh cần có: đồng phục Sao Bắc Đẩu, hành trang Sao Bắc Đẩu (dây dù, áo mưa, còi morse, cờ Semaphore, la bàn), trang phục ngày thường (2 bộ), dụng cụ vệ sinh cá nhân (kem đánh răng, bàn chải đánh răng, khăn, dầu gội, xà bông tắm…), y tế cá nhân (thuốc dị ứng, thuốc chữa bệnh, băng vệ sinh, thuốc chống muỗi…), võng dù hoặc túi ngủ, sổ tay, bút, giày, dép tông, chén/tô + muỗng + đũa, chai đựng nước. Trại sinh có thể đem theo điện thoại di động, máy ảnh, máy nghe nhạc nhưng không được sử dụng trong giờ hoạt động; không đem theo tiền mặt quá nhiều, tư trang, trang sức quý giá.
12. Trại phí: 250.000 đồng/trại sinh
·     Riêng phụ huynh đi cùng thì liên lạc trực tiếp với anh Hóa.
·     Trại phí đã đóng sẽ không được hoàn lại với bất kỳ lý do nào.
13. Thời gian đăng ký: đến sáng ngày 26/12/2010; họp trại sinh lúc 14h00 ngày 26/12/2010.

Mọi thắc mắc và việc đăng ký liên hệ trực tiếp với anh An Hóa – Trại trưởng tại chòm sao Nam Thập hoặc qua số điện thoại 0934-199-316.

* Trại sinh có thể tải Phiếu đăng ký tại đây về và in ra, nộp lại cho BQT.